Tìm hiểu lợi ích của điều trị Vật lý trị liệu tại nhà và các bài tập cơ bản

Ngày nay, Vật lý trị liệu tại nhà đang trở thành phương pháp chữa bệnh được nhiều người bệnh lựa chọn bởi hiệu quả cao mà nó mang lại. Cùng tìm hiểu 6 lợi ích của Vật lý trị liệu tại nhà và các bài tập đơn giản qua bài viết dưới đây.

Vật lý trị liệu tại nhà là gì?

Vật lý trị liệu tại nhà là việc thực hiện các bài tập và kỹ thuật vật lý trị liệu để duy trì và cải thiện sức khỏe, chức năng cơ thể. Phương pháp này thường được sử dụng như một phần của chương trình điều trị hoặc phục hồi sau chấn thương hoặc phẫu thuật, nhưng cũng có thể được thực hiện như một phần của việc duy trì sức khỏe hàng ngày.

6 lơi ích của Vật lý trị liệu tại nhà

Vật lý trị liệu tại nhà mang lại nhiều ưu điểm và lợi ích quan trọng cho người tập luyện như tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian hay cải thiện sự tự chăm sóc. Dưới đây là một số điểm nổi bật của việc thực hiện vật lý trị liệu tại nhà:

  1. Tiện lợi: Việc thực hiện vật lý trị liệu tại nhà giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với phải đi lại đến phòng tập vật lý trị liệu hay cơ sở y tế. Bạn có thể thực hiện các bài tập và kỹ thuật tại nhà theo lịch trình của riêng mình mà không cần phải đi xa.
  2. Tính cá nhân hóa: Vật lý trị liệu tại nhà cho phép bạn tập trung vào các vấn đề cụ thể của mình và thực hiện các bài tập, kỹ thuật được cá nhân hóa dựa trên tình trạng sức khỏe hay mục tiêu của bạn.
  3. Tăng sự tự tin: Việc thực hiện vật lý trị liệu tại nhà giúp tăng sự tự tin và tự chủ trong việc quản lý và phục hồi từ chấn thương hoặc bệnh tật. Bạn có thể thực hiện các bài tập và kỹ thuật mà không cần sự giám sát trực tiếp từ chuyên gia vật lý trị liệu.
  4. Được thực hiện theo lịch trình: Bạn có thể thực hiện vật lý trị liệu tại nhà theo lịch trình của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đảm bảo kỷ luật và đồng thời tăng khả năng tuân thủ chương trình phục hồi.
  5. Tiết kiệm chi phí: Thực hiện vật lý trị liệu tại nhà thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc điều trị tại các cơ sở y tế hoặc phòng tập vật lý trị liệu, đặc biệt là khi không cần thiết kế phương tiện vận chuyển hoặc chi phí khác.
  6. Cải thiện sự tự chăm sóc: Việc thực hiện vật lý trị liệu tại nhà tạo ra cơ hội cho bạn tự chăm sóc sức khỏe của mình, tăng cường ý thức cũng như trách nhiệm về việc quản lý và duy trì sức khỏe.

Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu an toàn tại nhà

Chuẩn bị trước khi tập

Trước khi tập vật lý trị liệu tại nhà, để hiểu rõ tình trạng bệnh và mục tiêu điều trị, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ điều trị, kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên có thể yêu cầu chuẩn bị những dụng cụ hỗ trợ quá trình tập luyện như dây kháng lực. Người bệnh cần đảm bảo chọn đúng loại phù hợp và biết cách sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ này. Người bệnh hãy chia sẻ với bác sĩ và kỹ thuật viên để được hướng dẫn tận tình nếu có thắc mắc.

Cần nhớ rằng, trong mọi loại hình thể dục thể thao, bao gồm tập vật lý trị liệu tại nhà, khởi động là bước cần thiết. Cơ thể sẽ cung cấp lượng oxy và máu lên các cơ bắp, dây chằng và gân để khiến chúng đàn hồi hơn trong quá trình khởi động. Từ đó giảm nguy cơ bị chấn thương hoặc đau nhức cơ trong lúc tập luyện. Vì vậy, trước khi bắt đầu vào các bài tập chính, người bệnh cần phải khởi động kỹ khoảng 10 phút.

 

Các bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ giúp kích thích lượng máu cung cấp đến toàn bộ cơ thể, kích thích các nhóm cơ và khớp nối hoạt động tối đa, từ đó làm tăng phạm vi chuyển động của cơ thể. Các bài tập giãn cơ và kỹ thuật của từng bài

1.1 Giãn cơ tứ đầu đùi

  • Đứng thẳng người, dùng tay kéo chân cùng bên về phía đùi
  • Giữ đầu gối song song với mặt đất và duy trì khoảng 30 giây. Cảm nhận cơ đùi trước được kéo căng. Sau đó lặp lại với bên còn lại

Lưu ý, giữ thăng bằng trong quá trình thực hiện bằng cách gồng cơ bụng (cơ trọng tâm) hoặc vịn tay vào ghế

1.2 Giãn cơ đùi sau

  • Ngồi thẳng trên mặt đất, mở rộng chân trái, chân phải gập vào bên trong
  • Nghiêng người về cùng hướng với chân trái, tay chạm vào ngón chân
  • Cảm nhận phần đùi sau được kéo căng, giữ 30 giây và lặp lại với chân phải

Lưu ý, không kéo hoặc dùng lực mạnh lên ngón chân trong quá trình để hạn chế ảnh hưởng đến ngón chân

1.3 Giãn vùng xương chậu

  • Tay phải bám vào ghế hoặc tường để giữ thăng bằng, hai chân chéo nhau
  • Tay trái duỗi qua đầu và nghiêng người về bên phải
  • Giữ chặt cơ trọng tâm, hơi đổ người về phía trước, cảm nhận vùng chậu bên trái kéo căng và giữ trong 30 giây
  • Lặp lại với bên còn lại

1.4 Giãn cơ lưng dưới

  • Nằm ngửa, áp toàn bộ mặt lưng xuống sàn
  • Co chân đưa đầu gối về phía ngực. Lưu ý, phần hông và lưng dưới vẫn áp chặt dưới sàn, không được cong lên
  • Dùng tay ôm hai đầu gối tại ngực, cảm nhận lưng dưới được kéo giãn. Giữ trong 30 giây

1.5 Giãn cơ bẹn

  • Đặt 2 chân rộng hơn vai
  • Gối trái gập lại đồng thời đưa thân trên nghiêng sang bên trái và cảm nhận phần hông bẹn được kéo căng hết cỡ. Giữ 1-2 giây rồi đổi bên còn lại.
  • Lặp lại động tác 10 – 15 lần

Các bài tập kháng lực

Các bài tập kháng lực tập trung vào việc tăng sức mạnh của các nhóm cơ, cải thiện tình trạng yếu cơ do chấn thương hoặc bất động khớp lâu ngày. Những bài tập kháng lực có tác dụng làm giảm đau cơ xương khớp, tăng cường sức mạnh của các cơ bắp tay, chân, tim và phổi.

Người bệnh cần sử dụng dây kháng lực khi tập vật lý trị liệu tại nhà. Dây kháng lực có rất nhiều loại tương ứng với độ nặng (độ kháng lực) khác nhau. Để chọn được mức độ nặng phù hợp và có kế hoạch tăng tiến phù hợp, tránh bị chấn thương trong lúc tập luyện bạn cần tham vấn ý kiến với các kỹ thuật viên.

Những kỹ thuật Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng được sử dụng:

Tác nhân Vật lý:

  • Quang trị liệu: dùng các ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại, tia laser…
  • Nhiệt trị liệu: nhiệt nóng và nhiệt lạnh
  • Điện trị liệu: dòng điện một chiều, dòng điện xung, điện trường cao tần, điện trường cao áp, các dòng điện giảm đau…
  • Siêu âm trị liệu: dùng sóng nén
  • Thủy trị liệu: có các kỹ thuật như ngâm, tắm, vòi tia, uống, …
  • Từ trị liệu: Điện từ trường, nam châm vĩnh cửu
  • Oxy cao áp trị liệu

Kỹ thuật Vật lý trị liệu ngày càng được khẳng định về hiệu quả đạt được trong Y học. Tuy nhiên phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian hơn các phương pháp trị bệnh khác, nó có ưu điểm không gây hại cho cơ thể con người, hiệu quả đạt được cao mà không gây di chứng, biến chứng cơ thể. Công nghệ được áp dụng trong vật lý trị liệu ngày càng hiện đại. Nhưng chính bởi thời gian điều trị lâu nên đây cũng là điểm hạn chế của phương pháp này. Những người bệnh đã trải qua thời gian điều trị Vật lý trị liệu sau khi ra viện sẽ vẫn tiếp tục điều trị tại nhà và tới viện sau đó để bác sĩ có thể theo dõi bệnh tình. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không muốn mất nhiều thời gian nằm viện nên đã chọn điều trị Vật lý trị liệu tại nhà với Bác sĩ riêng, nên dịch vụ Bác sĩ Vật lý trị liệu tại nhà cũng đang trở thành ngành nghề phổ biến.

Bác sĩ Vật lý trị liệu tại nhà chủ yếu sẽ sử dụng tác động cơ học, châm cứu, bấm huyệt… để giúp người bệnh giảm đau nhức cơ, đau nhức xương khớp, cứng cơ… chủ yếu sử dụng dịch vụ này sẽ là những bệnh nhân lớn tuổi, xương khớp đã có phần giảm chức năng khiến tình trạng đi lại trở nên khó khăn. Để có thể sử dụng Vật lý trị liệu tại nhà, Bác sĩ cũng cần phải có chuyên mông nhất định, chữa đúng bệnh đúng phương pháp để giúp bệnh nhân phục hồi chức năng nhanh và hiệu quả nhất.