Vai trò của những nữ Hộ sinh

Nữ Hộ sinh là gì? Công việc cụ thể của ngành Hộ sinh như thế nào? Nguồn nhân lực ngành Hộ sinh đóng một vai trò quan trọng ra sao trong hệ thống ngành Y tế? Chúng ta sẽ tìm hiểu nhé!

Khái niệm Hộ sinh

Hộ sinh là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành sinh sản. Theo đó, đội ngũ nhân lực trong ngành Hộ sinh sẽ được đào tạo bài bản nhằm cung cấp tất cả những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quá trình chăm sóc sức khỏe dành cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đồng thời, Hộ sinh còn chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe, tâm lý và sự an toàn tuyệt đối, tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra cho các thai phụ. Chính vì vậy ngành này chiếm đa số là các nữ Hộ sinh.

Các nữ hộ sinh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tư vấn giáo dục sức khỏe cho mẹ và trẻ em. Đặc biệt, nguồn nhân lực này còn trực tiếp tư vấn về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe phụ khoa, liên quan đến tình trạng sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh cho chị em phụ nữ. Tùy vào trình độ học vấn của từng người, sẽ được đảm nhiệm từng công việc khác nhau theo quy định.

Công việc cụ thể của ngành Hộ sinh

Ngành Hộ sinh đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngành Y tế. Công việc trong ngành Hộ sinh khá đa dạng, do đó những sinh viên theo học ngành nghề này sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp và mức lương khá hấp dẫn.

Xem thêm: GIỚI THIỆU CHUNG NGÀNH HỘ SINH

Theo đó, về việc làm nữ Hộ sinh sau khi tốt nghiệp khá đa dạng, sinh viên có thể xin việc làm tại các bệnh viện, Trung tâm/ cơ sở Y tế. Hoặc làm giảng viên của các trường Đại học/ Cao đẳng Y dược để tham gia đào tạo ngành Hộ sinh. Bên cạnh đó, các nữ hộ sinh có thể đảm nhiệm những công việc cụ thể như:

  • Trực tiếp tiếp nhận và hướng dẫn cho các bà mẹ trong suốt thời gian thăm khám và điều trị, thực hiện theo đúng những quy định chăm sóc sức khỏe đạt đúng theo tiêu chuẩn.
  • Tham gia vào các ca đẻ thường diễn ra hoặc có thể tham gia cùng với các bác sĩ phụ sản trong những ca đẻ khó.
  • Các nữ hộ sinh cũng sẽ tham gia vào quá trình thăm khám tình trạng sức khỏe thai nhi hiện tại. Chuẩn bị đầy đủ tất cả những thiết bị đỡ đẻ, theo dõi tình hình chuyển dạ của từng sản phụ. Đối với những trường hợp cấp bất cần phải báo cáo kịp thời với các bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
  • Các nữ Hộ sinh cũng sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại cơ quan làm việc. Đồng thời, đảm nhiệm công việc hướng dẫn các khóa sinh viên thực tập theo đúng sự phân công.
  • Bên cạnh đó, các nữ Hộ sinh cũng có thể linh hoạt hơn trong quá trình thực hiện công việc của mình. Họ có thể làm thêm những công việc ngoài do theo đúng yêu cầu của người nhà như: chăm sóc sức khỏe của các sản phụ, tắm cho trẻ theo yêu cầu,… Những công việc này cũng giúp cho các nữ hộ sinh kiếm thêm được một khoản thu nhập riêng cho mình. Cơ hội việc làm nghề nghiệp dành cho các nữ hộ sinh khá đa dạng, bởi hiện nay có khá nhiều phòng khám sản tư nhân được mở ra, do đó cũng cần một nguồn nhân lực đủ để có thể đáp ứng được những yêu cầu công việc đặt ra.

Tuy nhiên, khi quyết định theo học ngành Hộ sinh sinh viên cần phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ, luôn phấn đấu và cố gắng trong học tập để tích lũy được những kinh nghiệm cơ bản trong nghề nghiệp. Đặc biệt, ngành Hộ sinh cũng như những ngành khác trong hệ thống Y tế đều liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, do đó mọi việc làm cần phải thận trọng bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể là ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con người.

phỏm tá la miễn phí

phỏm tá la miễn phí được Bộ LĐTB&XH lựa chọn 3 ngành: DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG – HỘ SINH là 3 ngành trọng điểm quốc gia;

Đăng ký dự tuyển ngay: TẠI ĐÂY

Địa chỉ:

  • Tại Hà Nội: Số 225 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Tại Bắc Ninh: Khúc Toại, Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh
  • Hotline: 0963.918.333