Trẻ em sốc phản vệ. Triệu chứng và xử lý tại chỗ ra sao?

Ở trẻ em cần pha loãng (1/10) ốhg lml (lmg) + 9 ml nước cất = lOml sau đó tiêm 0,lml/kg), không quá 0,3mg. (Liều: adrenalin 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lốn).

sốc phản vệ ở trẻ
sốc phản vệ ở trẻ

***Triệu chứng

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:

Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan.

Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke.

Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, có khi không đo được.

Khó thở (kiểu hen, khó thở thanh quản), nghẹt thở.

Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.

Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.

Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

***Xử trí ngay tại chỗ:

Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).

Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.

Thuốc: adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.

Adrenalin dung dịch 1/1.000 ốhg lml = lmg, tiêm dưới da, tiêm bắp ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:

+ 1/2-1 ống ở người lớn

+ Ở trẻ em cần pha loãng (1/10) ốhg lml (lmg) + 9 ml nước cất = l0ml sau đó tiêm 0,lml/kg), không quá 0,3mg. (Liều: adrenalin 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lốn).

Tiếp tục tiêm adrenalin liều như trên 10-15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.

Ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).

Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm adrenalin 1mg dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc bơm qua màng nhẫn giáp.

Uống than hoạt (liều đầu 5g ở trẻ em, 20g ở người lớn).

Theo dieutri.vn