Ngày 9/12, tại đã diễn ra hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ 16 với chủ đề Tiến bộ kỹ thuật trong điều trị đa mô thức và chăm sóc người bệnh.
Phát biểu tại phiên toàn thể, GS.TS. Lê Trung Hải, Chủ tịch hội Gan Mật và phân hội Phẫu thuật Gan Mật Tuỵ Việt Nam – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y dược Hà Nội đánh giá: “Đất nước chúng ta nằm trong vùng có tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan cao trên Thế giới. Những năm vừa qua, các bệnh lý ung thư gan, viêm gan, xơ gan và các bệnh lý mật tuỵ đã và đang là những thách thức to lớn đối với nền y tế nước nhà và chuyên ngành gan mật của Việt Nam.
Những năm gần đây, hội Gan mật Việt Nam và phân hội Phẫu thuật Gan mật tuỵ Việt Nam đã phối hợp với nhiều đơn vị, trong đó có Bệnh viện Quân y 354 tổ chức các hoạt động ý nghĩa và thiết thực giúp nâng cao chẩn đoán, điều trị đa mô thức các bệnh lý gan mật tuỵ và chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội”.
GS.TS. Lê Trung Hải, Chủ tịch Hội Gan Mật Việt Nam và Phân hội Phẫu thuật Gan Mật Tuỵ Việt Nam, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y dược Hà Nội. Ảnh BPL
Bên cạnh đó, ông Hải bày tỏ hội Gan mật Việt Nam và phân hội Phẫu thuật Gan mật tuỵ Việt Nam, Bệnh viện Quân y 354 cùng các đơn vị và cơ sở y tế quân dân y trong cả nước phát huy truyền thống, tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh nâng cao chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong điều trị đa mô thức và chăm sóc người bệnh đóng góp cho sự phát triển của nền Y học nước nhà.
Viêm gan – bệnh nền khi mắc
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam đã có những chia sẻ về chăm sóc điều trị viêm gan trong đại dịch Covid-19. Theo ông kính, dưới những tác động của Covid-19, những người bị bệnh viêm gan vi-rút bị chịu tổn thương dưới hai cơ chế do bão Cytokine, hoặc do tác động của các thuốc điều trị (Remdecivir, các kháng sinh,…).
Các chuyên gia trên thế giới đều ghi nhận tỉ lệ người bị viêm gan mắc Covid-19 từ 0,1-4%. Tại Việt Nam, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cũng ghi nhận tỉ lệ này chiếm khoảng 4,3%.
“Tổn thương gan ở những người nhiễm Covid-19 đều có triệu chứng tăng men gan và rối loạn đông máu, điều nảy đều xảy ra với bệnh nhân viêm gan và những người không mắc viêm gan”, ông Nguyễn Văn Kính thông tin.
Cơ chế tổn thương là do tổn thương tế bào ACE2, khi tổn thương ở phổi thì cũng đẫn đến tổn thương ở gan, ngoài ra do giảm oxy mô, tác dụng phụ của các thuốc điều trị Covid-19.
Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến việc chưa trị cho người viêm gan vi-rút
BS.Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh rằng việc quản lý bệnh nhân điều trị rất khó khăn là bởi các cơ sở điều trị viêm gan cũng là các cơ sở tiếp nhận sàng lọc Covid-19.
Nguyên nhân là do nguồn nhân lực hạn chế, phải phân bổ để tập trung điều trị Covid-19, các bệnh nhân viêm gan hạn chế đến bệnh viện chữa trị do nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình dịch bùng phát.
Đối với bệnh nhân điều trị ngoại trú, dịch Covid-19 cũng gây khó khăn khám và lấy thuốc, xét nghiệm định kỳ khó đúng lịch hẹn.
GS.TS Nguyễn Văn Kính đưa ra lời khuyên với những người bị xơ gan: “Những người bệnh chưa có chỉ định điều trị kháng vi-rút xét nghiệm định kỳ có thể trì hoãn, nhưng nếu có dấu hiệu bất thường thì cần phải đến ngay cơ sở y tế. Người bệnh đang điều trị thuốc kháng vi-rút chưa có sơ xơ gan cần tiếp tục uống thuốc đều đặn”.