Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2022 – 2023, nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên, sinh viên phỏm tá la miễn phí được tham quan, học tập tại các di tích lịch sử, văn hoá qua đó tuyên truyền, giáo dục về truyền thống lịch sử của dân tộc đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hoá của Việt Nam
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ngày 29/10/2022 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phỏm tá la miễn phí đã tổ chúc buổi thăm quan, dã ngoại tại Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cho đoàn viên, thanh niên và sinh viên.
Với tinh thần tổ chức các buổi ngoại khoá nhằm gắn kết các bạn sinh viên, tạo dựng không khí thoải mái để bắt đầu một năm học mới, cùng với đó là xây dựng sự gần gũi, thể hiện sự quan tâm của nhà trường tới đời sống tinh thần của đoàn viên, thanh niên và sinh viên.
Buổi tham quan được đông đảo các bạn sinh viên hưởng ứng tham gia, cùng với đó là nhiều hoạt động ý nghĩa trong suốt quá trình thăm quan, dã ngoại.
Nằm cách Hà Nội khoảng 80 km, khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, danh nhân văn hóa của đất Việt như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán… Đến đây, du khách được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, với núi, với sông, với rừng thông vi vút tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa hào hùng vừa thơ mộng.
Một số điểm đến của đoàn thăm quan trường cao đẳng Y dược Hà Nội:
Khu di tích danh thắng Phượng Hoàng, đền thờ Chu Văn An – nơi thầy Chu Văn An về ở ẩn và dạy học, trải qua các triều đại được trùng tu, tôn tạo, xây dựng gồm nhiều hạng mục công trình nhưng qua thời gian và chiến tranh tàn phá đều bị hư hại. Từ năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu từng bước khai quật khảo cổ và trùng tu tôn tạo, xây mới. Hiện nay, khu di tích tưởng niệm gồm 3 khu chính là Đền thờ, Lăng mộ thầy Chu Văn An và Điện Lưu Quang – nơi thầy Chu Văn An dạy học thuở xưa.
Chùa Côn Sơn: Chùa Côn Sơn hay còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính vốn có. Chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 trái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…
Thanh Hư động: Nằm ở phía Tây núi Côn Sơn Thanh Hư Động là một điểm tham quan nổi tiếng ở cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc với các công trình gắn liền với một số danh nhân, hiền sĩ ở thời Trần Lê.
Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền thờ Nguyễn Trãi ở đây là một trong những khu đền thờ lớn nhất trong cả nước với 15 hạng mục và đền chính rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.
Đền thờ Trần Nguyên Đán: Đền được xây dựng với lối kiến trúc chữ Đinh gồm 2 tầng và 8 mái. Cạnh đền là cụm dấu tích nhà cũ của quan Đại Tư được bảo tồn nguyên trạng tới ngày nay.
Núi Ngũ Nhạc: Núi Ngũ Nhạc có chiều dài 4km gồm 5 đỉnh với chiều cao đỉnh cao nhất là 238m nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn.
Bàn cờ tiên: Bàn Cờ Tiên một trong những điểm tham quan trọng yếu nhất của Côn Sơn Kiếp Bạc. Tương truyền rằng từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm đã lập ra bàn cờ ở vị trí đỉnh núi. Hiện nay khu vực này được tôn tạo và xây dựng thêm nhà bia.
Đăng Minh bảo tháp: Đăng Minh Bảo Tháp ngày nay được xây dựng trên nền móng tháp cũ với độ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m được tạo ra bởi các khối đá hình chữ nhật.
Hồ Côn Sơn: Hồ có diện tích 43 ha được bao quanh bởi các lối đi dạo và cây cảnh rợp bóng.
Suối Côn Sơn: Suối có nguồn gốc bắt đầu từ núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc với chiều dài khoảng 3km trước khi đổ vào hồ Côn Sơn.
Đền Kiếp Bạc: Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Trần Quốc Tuấn được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc trên khuôn viên rộng tới 13.5km2. Đền quay về hướng Tây nam, nhìn ra sông Lục Đầu với các công trình hạng mục kiến trúc gồm: Đường thần đạo, trạm hạ mã, sân đền, tả hữu canh gác…
Sinh từ: Để ghi nhớ công lao của Hưng Đạo Vương nên vua Trần đã cho xây dựng đền thờ ông ngay cả khi ông còn sống nên được gọi là Sinh Từ. Ngày nay do dự tàn phá của thời gian Sinh Từ chỉ còn là một phế tích.
Hang Tiền: Hang tiền nằm dưới chân núi Bắc Đẩu cách Kiếp Bạc chừng 500m về phía Bắc đây trước kia là nơi cất dấu ngân khố của phủ đệ Trần Hưng Đạo phục vụ cho kháng chiến. Hang Tiền khá rộng chừng 1 ha cao 1,5m và rộng 1,3m.
Núi Trán Rồng: Núi nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc ở đây trên sườn núi có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần.
Đây là hoạt động thường niên của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên nhà trường. Sau một ngày dài đi qua nhiều những danh thắng tại khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, tập thể đoàn đã có được những kỷ niệm đẹp.
Bạn Vũ Thị Thanh Hường đội trưởng Đội Thanh Niên Xung Kích cho biết “buổi dã ngoại đầy ý nghĩa và giúp chúng em có thêm được những trải nghiệm xã hội, gắn bó các bạn sinh viên gần nhau hơn. Phần nào đó ôn lại được lịch sử, phần nào đó khơi gọi được tinh thần hiếu học cũng như rèn luyện sức khoẻ, hy vọng sẽ còn nhiều những buổi dã ngoại như này nữa”.
Buổi thăm quan, dã ngoại đã diễn ra tốt đẹp, để lại không khí vui vẻ, phấn khởi cho đoàn viên, thanh niên và sinh viên nhà trường bước vào năm học mới với nhiều thành công phía trước.