phỏm tá la miễn phí
KHOA Y
CHUYÊN ĐỀ DINH DƯỠNG THỰC TRẠNG CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM HIỆN NAY VÀ BIÊN PHÁP PHÒNG NGỪA
Có đến một nửa trẻ em tiểu học tại Việt Nam thiếu vitamin D, đó là con số thống kê đáng lo ngại của ngành y tế. Thực tế con số này còn có thể lớn hơn nhiều bởi thói quen bao bọc con kỹ quá của không ít ông bố, bà mẹ thời nay. Trẻ ít được ra ngoài vui chơi hoặc nếu có cũng che chắn quá mức, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn tới trẻ có thể mắc một số bệnh liên quan đến thiếu vitamin D đặc biệt là bệnh Còi xương ở trẻ em
1. Bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phospho.
Còi xương là bệnh lý khá phổ biến trẻ em hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi thì có khoảng 10 trẻ bị còi xương, nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng mặt trời hoặc chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi – phospho và không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu bệnh nghiêm trọng có thể khiến cho bộ xương của trẻ bị biến dạng. Những em bé có nhiều nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:
- Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi
- Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ
- Nặng cân, quá bụ bẫm
- Trẻ có da sẫm màu
- Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
– Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…
- -Trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do lượng canxi trong máu hạ xuống quá thấp. Bệnh còi xương nghiêm trọng có nguy cơ gây ra những biến chứng chẳng hạn như: có chuỗi hạt ở xương sườn, dị tật xương ức gà hay còn gọi là ngực lồi, và chân tay vòng kiềng.
- Chân vòng kiềng là một trong những biến chứng của còi xương ở trẻ
- 3.Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ
- Để ngăn ngừa trẻ bị thiếu Vitamin D dẫn đến còi xương, khi mang thai người phụ nữ nên hạn chế làm việc nặng nhọc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh trường hợp sinh non. Nên uống vitamin D bổ sung khi ở tháng thứ 7 của thai kỳ với liều lượng được bác sĩ chỉ định.
- Sau khi sinh, cả hai mẹ con không nên quá kiêng cữ, thay vào đó là ưu tiên ở trong căn phòng thoáng mát và đầy đủ ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, bé 2 tuần tuổi có thể bắt đầu cho tắm nắng 15 – 20 phút mỗi ngày trước 9 giờ sáng.
- Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá…
- Ngoài sữa mẹ nên bố sung thêm các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai, bơ…
- Nếu không đủ sữa thì nên bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Đối với trẻ đã ăn dặm thì nên cung cấp 4 nhóm dưỡng chất trong các bữa ăn
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ uống vitamin D bổ sung trong suốt những năm đầu đời
- Nếu hiện tượng còi xương không cải thiện, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng tăng cường vitamin D mỗi ngày là cách tốt nhất cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ