Tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp 2017 sáng nay 26/2, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã chia sẻ cách đăng ký nguyện vọng tăng cơ hội đỗ ĐH ở kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp 2017 sáng nay 26/2, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã chia sẻ cách đăng ký nguyện vọng tăng cơ hội đỗ ở kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Tại sự kiện do Báo Tuổi trẻ và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức, ông Trần Văn Nghĩa đã giải đáp rất nhiều những thắc mắc của các thí sinh cho kỳ thi TPHT quốc gia sắp tới.
Ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng. |
Trước câu hỏi của nhiều thí sinh về cách ghi phiếu xét tuyển, ông Nghĩa chia sẻ, thí sinh cần chú ý chỉ đăng ký khi bản thân chắc chắn nếu trúng tuyển ngành đó mình sẽ theo học, không nên đăng ký cho xong.
“Nguyên tắc khi đăng ký là thí sinh chỉ nên đăng ký những ngành mà mình yêu thích thôi, để tránh trường hợp đăng ký xong, trúng tuyển nhưng cuối cùng lại không đi học. Phải chọn thật cẩn thận, cân nhắc từng nguyện vọng”, ông Nghĩa đưa lời khuyên.
Cùng đó, thí sinh phải xem xét khả năng của mình. “Có nghĩa là phải kết hợp xem kết quả học tập trên trường, kết quả thi thử cùng mức điểm để từ đó đưa ra quyết định đăng ký các ngành/trường trong mức đó”.
Theo ông Nghĩa, muốn làm được điều đó, thí sinh phải nghĩ tới 3 nhóm ngành/trường mà bản thân có khả năng trúng tuyển cao: “Thứ nhất là những trường mình rất thích và điểm năm ngoái chỉ cao hơn một chút thôi so với năng lực hay mức điểm thi thử của mình. Trường hợp này để khỏi tiếc nuối. Nhóm thứ hai là nhóm gần như là phù hợp hoàn toàn với khả năng của mình. Còn nhóm thứ ba là nhóm trường chắc ăn hơn khi mức điểm thấp hơn một chút so với năng lực của mình. Trường hợp này để phòng trường hợp trong quá trình thi thí sinh làm bài kém hơn ngày thường một tí thì vẫn có thể đỗ”, ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cho rằng, trong 3 nhóm mà thí sinh phải nghĩ tới này, khi đăng ký nguyện vọng nên ưu tiên những ngành/trường mình yêu thích nhất lên trước. “Nguyện vọng mình ưa thích hãy cho ưu tiên lên trên thay vì nguyện vọng chắc ăn. Mặc dù chưa chắc chắn lắm vẫn nên ưu tiên. Bởi nếu với một ngành rất thích nhưng vì lo sợ quá mà điền nó vào các nguyện vọng phía dưới, đến lúc xét tuyển mới biết ngành đó điểm mình có thể đạt được thì không được xét do đã trúng tuyển các ngành học (dù thấp điểm hơn) phía trên. Như vậy sẽ đầy nuối tiếc”, ông Nghĩa phân tích.
Theo đại diện của Bộ GD-ĐT, nếu áp dụng đúng 3 nguyên tắc này thì các em thí sinh khó có thể trượt đại học ở mùa tuyển sinh năm nay.
Theo Vietnamnet